3 kỹ thuật in lưới trên tất cả các vật liệu có thể bạn chưa biết?

06/11/2023
admin

Bạn có biết, kỹ thuật in lưới còn gọi là kỹ thuật in lụa là một trong những kỹ thuật in lưới được sử dụng phổ biến với giá thành thấp mà chất lượng cao. Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các phương pháp trong kỹ thuật in lưới nhé.

Nguyên tắc của kỹ thuật in lưới là gì ?

Nguyên tắc của kỹ thuật in lưới (in lụa) là sử dụng lưới in để chỉ in một phần mực qua lưới lên bề mặt vật liệu in, trong khi một số điểm lưới khác đã được che kín bằng chất hóa học đặc biệt. Kỹ thuật in lụa này thường được sử dụng nhiều trên gốm sứ, in trên thủy tinh, in trên kim loại, in trên nhựa, in trên các thiết bị điện tử cùng nhiều loại chất liệu khác như gỗ, quần áo, kính,...

Nguyên tắc của kỹ thuật in lưới là gì

In lụa là cách in ấn bằng cách đẩy mực in qua lưới lỗ. Lưới hiện nay thường làm từ sợi nhân tạo như nhựa hoặc kim loại. Mực in truyền từ bản in qua lưới bằng áp lực từ dao gạt, tạo ra hình ảnh trên vật liệu in.

Video hướng dẫn cách in lưới từ chuyên gia

3 phương pháp được ứng dụng trong kỹ thuật in lưới phổ biến

Kỹ thuật in lụa 1: Dạng phẳng - phẳng

Trong phương pháp in lụa phẳng với phẳng, bản in và bề mặt của vật liệu in đều được giữ ở dạng phẳng, đặt đối diện nhau. Mực in được truyền qua các lỗ trên bản in và chuyển xuống vật liệu in thông qua sự di chuyển của dao gạt.

Kỹ thuật in lụa 1: Dạng phẳng - phẳng

công nghệ in lưới dạng phẳng - phẳng

Xem thêm: Mực in dòng 61 chuyên in trên PET / PC / ABS bám tốt

Kỹ thuật in lưới 2: Dạng phẳng - trục

Trong phương pháp in lưới kết hợp giữa phẳng và trục, bản in vẫn duy trì ở dạng phẳng, nhưng vật liệu in được đặt trên một trục và di chuyển theo hướng quay của trục. Bản in và trục di chuyển đồng bộ với nhau, giúp mực in truyền qua các lỗ đến vật liệu in mà không cần dao gạt mực di chuyển. Hình dạng của bản in và dao gạt có thể được điều chỉnh để phù hợp với hình dạng của vật liệu in (có thể là cong, tròn hoặc võng). Nhờ trục ép, phương pháp này cho phép in trên các bề mặt tròn (như bóng) và các bề mặt cong.

Kỹ thuật in lưới 2: Dạng phẳng - trục

Kỹ thuật in lưới dạng phẳng - trục

Xem thêm: Mực in dòng SAF chuyên in trên PU/TPU/PA (nylon)/PC/ABS/SF top coat

Kỹ thuật in lưới (in lụa): Dạng trục - trục

Trong phương pháp in lụa dạng trục với trục, bản in có dạng tròn, giống một cái trục. Bản in, vật liệu in và ống ép sẽ in di chuyển đồng bộ với nhau. Mực in được đặt bên trong ống bản in và truyền thẳng vào vật liệu in, trong khi dao gạt đứng yên.

Kỹ thuật in lưới (in lụa): Dạng trục - trục

Kỹ thuật in lưới (in lụa): Dạng trục - trục

Bản in hoặc khung in lụa sẽ được căng trên một khung. Lưới in cần phải được căng chặt để đảm bảo tính đàn hồi của nó sau khi căng. Mực in được đổ vào mặt lưng của khung, và lượng mực trong khung di chuyển giống như sóng dưới sự tác động của dao gạt. Quá trình in có thể chia thành các vùng như sau:

  • Vùng ngậm mực: Lớp mực ở phía dưới của dao gạt tiếp xúc và thấm vào các lỗ trên lưới in, vùng này nằm phía trước của dao gạt.
  • Vùng tiếp xúc: Dưới áp lực của dao gạt, mực tại các lỗ này bị đẩy xuyên qua lỗ, áp lực của dao đè xuống để mặt lưới in tiếp xúc với bề mặt vật liệu. Nhờ áp lực và sự tiếp xúc, mực bám vào vật liệu, vùng này nằm dưới lưỡi dao.
  • Vùng bám mực: Vùng này nằm ngay sau lưỡi dao. Khi lưỡi dao được kéo qua, mực tràn qua các lỗ và bám vào vật liệu.
  • Vùng tách: Bởi vì bề mặt bản in không tiếp xúc với vật liệu, khi dao di chuyển, áp lực của dao làm lưới in bị nảy xuống, vùng này có độ nảy lớn nhất ở vị trí của dao. Khi dao đi qua, lưới in trở lại vị trí ban đầu, tách ra khỏi bề mặt vật liệu, nhưng để lại lớp mực trên đó. Một phần mực sẽ còn lại trên lỗ của lưới in, trong khi phần lớn mực sẽ bám vào vật liệu.

Tổng hợp 11 kỹ thuật in ấn phổ biến nhất trong thế giới in ấn

Một số lưu ý trong kỹ thuật in lưới bạn nên biết

Khi làm bản in trên lưới lụa, cần quan tâm đến độ phân giải, độ dày và độ mở của lưới. Dưới đây là một chú ý:

  • Độ phân giải lưới nên phù hợp với yêu cầu in ấn, với lưới 90-120 sợi/cm thường được ưa chuộng.
  • Cấu trúc lưới ảnh hưởng đến chất lượng in, đặc biệt đối với in tầng thứ và in chồng màu. Độ phân giải của lưới nên cao hơn 3-4 lần so với độ phân giải của hình ảnh.
  • Giấy can xác định vùng in trên lưới, thường sử dụng cho hình ảnh đơn giản. Trong trường hợp in phức tạp, cần sử dụng lưới phủ lớp diazo.
  • Sau quá trình phơi và xử lý, bản in được làm khô và kiểm tra lỗi trước khi in. Bản in sẽ sẵn sàng để sử dụng in ấn

Hướng dẫn chi tiết cách pha mực in lụa đẹp, chuẩn nhất

Thông qua bài viết này, bạn đã biết rõ 3 kỹ thuật in lưới / in lụa trên tất cả các vật liệu. Bên cạnh đó, In lụa có thể tạo lớp mực dày (thường 20-100 µm) so với in offset (độ dày 0,5-2 µm). Độ dày mực phụ thuộc vào loại lưới sợi sử dụng. Có nhiều loại mực cho in lụa, tùy vào chất liệu bề mặt và cách chọn lựa mực phù hợp. Công ty sản xuất mực in Daejin- INP cung cấp nhiều loại mực in phù hợp với công nghệ in lụa không bong, bền màu và có khả năng chống mài mòn. Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

DAEJIN-INP - Nhà máy sản xuất, nghiên cứu sơn và mực in Hàn Quốc

  • Địa chỉ: Phố Và, Hạp Lĩnh, Tp.Bắc Ninh
  • Hotline: 0943 230 088
  • Email: daejinvietnam2021@gmail.com

 

Ban Giám đốc

Woo Kyungsoo là Giám đốc điều hành và là nhà biên tập nội dung của Daejin-INP. Có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất mực in ấn, sơn hàng đầu tại Hàn Quốc. Tôi sẽ chia sẻ tất cả kiến thức về kinh nghiệm mực in, sơn ở trên tất cả nguyện vật liệu trong quá trình sử dụng thu hút hàng triệu người xem.

Danh mục sản phẩm